Cách phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Tình trạng này ở mỗi người thường không giống nhau, do nhiều tác nhân gây ra. Vì thế, bạn hãy cùng tìm hiểu về 2 kiểu rụng tóc này để có cách trị rụng tóc kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Đã cập nhật 25 tháng 3 năm 2021

Bởi

Cách phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, tình trạng này ở mỗi người thường không giống nhau, do nhiều tác nhân gây ra. Vì thế, bạn hãy cùng tìm hiểu về 2 kiểu rụng tóc này để có cách trị rụng tóc kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Rụng tóc sinh lý

Rụng tóc sinh lý là quá trình tóc rụng tự nhiên theo vòng đời của tóc. Cụ thể, tóc mới mọc lên sẽ phát triển và dần già yếu, gãy rụng. Sau khi tóc rụng thì tóc mới mọc lên và tiếp tục vòng đời như trước đó. Mỗi chu kỳ của tóc thường kéo dài từ 3-4 tháng.

Với mái tóc bình thường thì mỗi ngày có khoảng 30-100 sợi tóc bị rụng. Vào những thời điểm giao mùa, do ảnh hưởng của thời tiết nên tóc có thể sẽ rụng nhiều hơn. Nếu bạn bị rụng tóc sinh lý thì không có gì đáng lo ngại vì chu kỳ tóc rụng và tóc mọc sẽ diễn ra đồng thời.

Rụng tóc bệnh lý

Nếu mái tóc bạn rụng nhiều một cách bất thường, liên tục, kéo dài và không có dấu hiệu mọc lại hoặc mọc rất ít thì rất có thể là rụng tóc bệnh lý. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là tóc bạn sẽ rụng nhiều, từng nhúm sau khi gội hoặc chải tóc hay thậm chí chỉ cần vuốt nhẹ tóc. Một số trường hợp khác, tóc sẽ rụng thành từng mảng, lộ rõ phần da đầu hoặc kèm theo tình trạng ngứa ngáy, da đầu bong tróc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc bệnh lý, đó có thể là do di truyền, căng thẳng, stress, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, viêm nhiễm… Do đó, bạn cần quan sát tình trạng rụng tóc của mình và xác định có phải là nguyên nhân bệnh lý hay không để có giải pháp khắc phục.

Top 12 cách trị rụng tóc hiệu quả được áp dụng nhiều nhất 2021

1. Bảo vệ mái tóc

Lạm dụng hóa chất như thuốc uốn tóc, duỗi tóc, nhuộm tóc,… là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, những tác động nhiệt từ các thiết bị tạo kiểu tóc cũng khiến mái tóc bạn trở nên suy yếu, khô xơ, dễ gãy rụng. Vậy nên, cách trị rụng tóc đơn giản nhất là bạn cần hạn chế tạo kiểu tóc bằng thiết bị nhiệt, hóa chất để tóc có thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động bảo vệ mái tóc bằng cách sử dụng các loại mặt nạ, tinh chất dưỡng tóc. Không nên buộc tóc quá chặt, hay sấy tóc ở nhiệt độ thấp,…

2. Gội đầu đúng cách

Gội đầu đúng cách cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng rụng tóc. Trước tiên, bạn cần lựa chọn đúng dầu gội phù hợp với kết cấu mái tóc, cụ thể là tóc khô, tóc dầu hay tóc hỗn hợp. Khi gội đầu, bạn chỉ nên dùng tay để gãi nhẹ nhàng, tránh mạnh tay làm tổn thương da đầu, bong tróc chân tóc. Hơn nữa, tóc ướt rất yếu và dễ gãy rụng, nên bạn không cần dùng lược chải. Để làm khô tóc, bạn lưu ý không dùng khăn chà xát mạnh vì có thể ảnh hưởng đến lớp protein quanh sợi tóc, cũng như tránh sấy tóc quá khô làm tóc mất đi độ ẩm cần thiết.

3. Không để bản thân bị stress, căng thẳng kéo dài

Stress cũng là nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này, bạn cần tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, khủng hoảng kéo dài. Để tinh thần thoải mái, bạn nên hạn chế suy nghĩ, thay vào đó bạn hãy nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, massage thư giãn, đặc biệt là không nên thức khuya,…

4. Bổ sung khoáng chất cần thiết cho mái tóc

Một cách trị rụng tóc khá hiệu quả là bạn cần bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, sắt và kẽm là 2 khoáng chất quan trọng giúp tóc phát triển khỏe mạnh.

  • Sắt giúp tăng cường tuần hoàn máu, nuôi dưỡng nang tóc, kích thích mọc tóc. Khoáng chất sắt thường có trong các loại thịt đỏ như thịt bò hoặc trứng gà, gan,…
  • Kẽm giúp cân bằng nội tiết, giảm lượng Dihydrotestosterone – nguyên nhân chính làm tăng bã nhờn, gây rụng tóc.

5. Bổ sung các loại vitamin cho mái tóc

  • Vitamin H hay còn có tên gọi khác là biotin có tác dụng tái tạo nang tóc, kích thích mọc tóc. Vitamin H có nhiều trong cá hồi, ngũ cốc, lúa mì, gan động vật,…
  • Vitamin E giúp kích thích lưu thông máu, nuôi dưỡng tóc khỏe, rút ngắn vòng sinh trưởng của mái tóc. Bạn có thể bổ sung vitamin E dạng viên hoặc ăn nhiều loại trái cây như bơ, kiwi, đu đủ, xoài,…
  • Vitamin B đặc biệt là các loại B5, B7, B12 có tác dụng nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Vitamin B có nhiều trong đậu nành, men bia, hạt hướng dương, đậu lăng,…
  • Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả, giảm thiểu tác động của các gốc tự do, hạn chế rụng tóc. Vitamin C có trong các loại trái cây chua, rau lá xanh,…
  • Vitamin A giúp tăng cường dưỡng ẩm cho da đầu để tóc chắc khỏe hơn. Các loại rau xanh thường cung cấp rất nhiều vitamin A.
  • Axit béo Omega-3 giúp duy trì độ ẩm cho mái tóc, hạn chế rụng tóc. Bạn có thể bổ sung axit béo Omega-3 cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
  • Protein cũng là thành phần quan trọng giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, bóng mượt. Thịt gia cầm, trứng, sữa, các loại đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể.

6. Trị rụng tóc bằng bia

Bia chứa nhiều protein, biotin cùng nhiều vitamin nhóm B, giúp tóc phát triển chắc khỏe. Đồng thời, ngăn ngừa rụng tóc, và kích thích mọc tóc. Ngoài ra, những dưỡng chất này còn giúp bảo vệ tóc tránh khỏi những tác nhân gây hại như ánh nắng, bụi bẩn,… Với cách trị rụng tóc bằng bia, bạn hãy mở nắp 1 lon bia và để qua đêm, sau đó dùng bông thấm bia rồi thoa lên toàn bộ chân tóc và da đầu. Tiếp theo, bạn hãy massage nhẹ nhàng mái tóc rồi tiếp tục chấm bia lên tóc và dùng bia làm ướt toàn bộ thân tóc. Ủ bia trên tóc khoảng 20 phút rồi gội sạch với nước ấm.

7. Trị rụng tóc bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo như axit lauric có đặc tính kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe của tế bào tóc, giúp ngừa rụng tóc hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 10ml dầu dừa nguyên chất để thoa lên tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau đó, bạn hãy ủ dầu dừa trên tóc khoảng 30 phút rồi gội sạch bằng nước ấm và dầu gội. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp dầu dừa với nước cốt chanh hoặc dầu oliu. Đây cũng là những cách trị rụng tóc khá hiệu quả.

8. Cách trị rụng tóc bằng lá ổi

Lá ổi cũng là một nguyên liệu dễ tìm, có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Vì thế, sử dụng lá ổi để trị rụng tóc, tăng cường sức khỏe da đầu cũng được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, lá ổi còn chứa nhiều vitamin B, C, có tác dụng nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Một thành phần khác trong lá ổi là lycopene giúp bảo vệ da đầu tránh khỏi tác động của tia UV, kích thích tóc mọc nhanh, và dài hơn.

Cách trị rụng tóc bằng lá ổi rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:

  • Hãm nước lá ổi phơi khô để uống hằng ngày.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi 1 lít nước với 1 nắm lá ổi tươi rồi để nguội và dùng để gội đầu.
  • Một gợi ý nữa cho bạn là giã nát lá ổi tươi rồi thoa nhẹ lên tóc, da đầu kết hợp động tác massage và ủ khoảng 20 phút rồi gội sạch với nước.

9. Cách trị rụng tóc bằng vỏ bưởi

Tinh dầu trong vỏ bưởi là một thành phần dưỡng tóc cực kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Hơn nữa, vỏ bưởi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất có tác dụng bảo vệ tóc, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, còn giúp kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa rụng tóc.

Cách trị rụng tóc bằng vỏ bưởi không mất quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần đun sôi 300g vỏ bưởi với nước trong khoảng 5 phút rồi để nguội. Tiếp theo, bạn hãy gội đầu như bình thường, sau cùng hãy gội lại đầu bằng nước vỏ bưởi và không cần xả lại với nước. Bạn cũng có thể kết hợp vỏ bưởi với sả và thực hiện theo công thức trên để gội đầu.

10. Cách trị rụng tóc bằng nha đam

Nha đam với thành phần chính là choline salicylate có khả năng chống viêm, giảm kích ứng, khắc phục tình trạng ngứa da đầu hay viêm sưng. Ngoài ra, thành phần chondroitin sulfate còn giúp tăng cường lưu thông máu, phục hồi các tổn thương, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giảm rụng tóc. Cách trị rụng tóc bằng nha đam được thực hiện như sau:

  • Lá nha đam tách vỏ, chỉ lấy phần gel rồi thoa đều lên mái tóc. Ủ nha đam trên mái tóc khoảng 30 phút rồi gội sạch với nước.
  • Kết hợp nha đam và mật ong: Bạn cũng có thể lấy gel nha đam xay nhuyễn cùng mật ong, sau đó dùng hỗn hợp này thoa đều lên tóc. Ủ hỗn hợp trên tóc khoảng 30 phút rồi gội sạch với nước ấm.
  • Kết hợp nha đam với muối ăn: Tương tự, bạn lấy gel nha đam trộn đều với muối ăn rồi thoa lên tóc. Bạn nên thoa nhiều hơn vào vùng da bị rụng tóc nặng. Sau đó, bạn hãy massage nhẹ nhàng mái tóc, ủ hỗn hợp trên tóc khoảng 30 phút rồi mới gội lại bằng nước.

11. Cách trị rụng tóc bằng tỏi

Với đặc tính kháng khuẩn, tỏi sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên da đầu, loại bỏ và ngăn ngừa gàu. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp kích thích sản sinh collagen, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Hàm lượng selen có trong tỏi còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, loại bỏ tế bào chết, hạn chế rụng tóc. Sau đây là cách trị rụng tóc bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng:

Bạn hãy lấy 1 củ tỏi, bóc vỏ và xay nhuyễn. Sau đó, bạn lấy hỗn hợp này thoa lên mái tóc, đắp vào vùng da đầu bị rụng tóc nhiều rồi ủ khoảng 1 tiếng. Cuối cùng, bạn chỉ cần gội sạch đầu với nước.

Kết hợp tỏi với dầu oliu, trứng gà cũng là cách trị rụng tóc khá hiệu quả. Với tỏi xay nhuyễn, bạn chỉ cần trộn đều với lòng đỏ trứng gà và 1 muỗng dầu oliu rồi thoa hỗn hợp này lên tóc. Ủ hỗn hợp trên tóc khoảng 30 phút rồi gội sạch với nước.

12. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc

Ngoài những cách trị rụng tóc nói trên, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Những sản phẩm này sẽ bổ sung các thành phần có lợi cho tóc giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ sâu bên trong. Từ đó, hỗ trợ ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín.

Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn có thể xác định được tình trạng, nguyên nhân rụng tóc của mình và có cách trị rụng tóc kịp thời và hiệu quả. Chúc bạn sớm có một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.