Làm đẹp đón thu: bấm phồng chân tóc, hại nhiều hơn lợi!

Cách làm tóc phồng là chủ đề cũng rất được quan tâm khi mùa cuối năm đang cận kề. Một trong những phương pháp “lâu đời” đó là bấm phồng chân tóc. Tuy mái tóc sẽ “phồng” lên nhanh chóng nhưng đồng thời cũng mang theo bao nhiêu tai hại mà bạn không ngờ được.

Đã cập nhật 17 tháng 11 năm 2020

Bởi

Làm đẹp đón thu: bấm phồng chân tóc, hại nhiều hơn lợi!
bấm phồng chân tóc

Cách làm tóc phồng là chủ đề cũng rất được quan tâm khi mùa cuối năm đang cận kề. Một trong những phương pháp “lâu đời” đó là bấm phồng chân tóc. Tuy mái tóc sẽ “phồng” lên nhanh chóng nhưng đồng thời cũng mang theo bao nhiêu tai hại mà bạn không ngờ được.

Tóc dễ bị tổn thương sau khi áp dụng bấm phồng chân tóc

bấm phồng chân tóc

Có 3 cách thường được sử dụng khi bấm phồng chân tóc mà đều có điểm chung là làm tóc khô xơ và phải “cầu cứu”

  • Nhiệt từ thiết bị điện và thuốc uốn sẽ khiến tóc dễ giòn gãy và đứt.
  • Xương bấm gãy hình zích zắc và thuốc uốn lạnh nước hay gel lạnh đòi hỏi sự tỉ mỉ nếu không muốn tóc gãy rụng.
  • Xương lạnh nhỏ cấu trúc tròn kết hợp uốn lạnh gel không đem lại hiệu quả cao, đồng thời dễ khiến tóc hư tổn.

Tóc bị rối mỗi khi chải

Tóc sau khi đã bấm phồng chắc chắn sẽ gặp tình trạng khó khăn khi chải đầu, thậm chí khi đã dùng dầu gội dưỡng tóc hay serum dưỡng tóc. Sẽ không có biện pháp nào khắc phục dứt điểm tình trạng này đâu. Lời khuyên dành cho bạn lúc này đó là sử dụng lược thưa để cải thiện phần nào tình trạng tóc rối thành cụm.

Bấm phồng chân tóc không giữ được thời gian lâu

bấm phồng chân tóc

Tóc bấm phồng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian 1-2 tháng đầu tiên, sau đó sẽ xẹp lại như lúc ban đầu. Hơn nữa, bấm phồng chân tóc dẫn đến hiện tượng khá “lồi lõm” – đoạn được bấm sẽ phồng ra một chút trong khi đoạn không bấm sẽ xẹp hơn. Đặc biệt là với da nhờn dầu, hiện tượng sẽ càng rõ ràng hơn với phần tóc bết thậm chí còn làm lộ cả da đầu.

Tóc mất chất dinh dưỡng

Cũng giống như những cách thức tác động khác đến tóc như sử dụng thuốc duỗi tóc hoặc uốn, kha khá các dưỡng chất nuôi tóc sẽ bị mất đi. Ngoài ra, phần tóc zích zắc sau khi bấm cũng khiến các dưỡng chất còn lại khó đi qua hết sợi tóc, dẫn đến tình trạng đuôi tóc khô xơ, thiếu chất và dễ gãy rụng.

Có rất nhiều cách làm phồng tóc nên bạn không nhất thiết phải sử dụng đến phương pháp bấm tóc đầy rủi ro này. Phương pháp tốt nhất vẫn là sử dụng những cách tự nhiên, đơn giản mà không cần đến sự hỗ trợ của nhiệt. Hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp hoặc suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định bấm tóc bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Làm đẹp đón Tết: bấm phồng chân tóc, hại nhiều hơn lợi! | Đẹp365